Những câu hỏi liên quan
Le thi thanh tra
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Hân
6 tháng 11 2016 lúc 19:23

Tình cảm nhớ thương quê nhà da diết được in sâu trong kí ức của Bác Hồ và cho đến trước lúc Bác đi xa Bác vẫn day dứt khôn nguôi nỗi niềm thương nhớ vẫn đau đáu muốn về ngôi nhà cũ trước

Bình luận (0)
duy nguyễn
24 tháng 10 2017 lúc 8:40

tình cảm của bác hồ đối với quê hương: sâu nặng nghĩa tình thiêng liêng cao quý

Bình luận (0)
chau diem hanh
17 tháng 11 2017 lúc 13:16

...Que huong la con do nho

Tuoi tho con tha tren dong...

Voi moi chung ta, que huong luion la noi chon rau, cat ron. La noi ta luon muon tro ve sau nhung chuyen di xa. Doi voi Bac Ho cung vay. Dat nuoc khong chi la tat ca, ma Nguoi con mang theo tinh yeu que huong dat nuoc. Ca mot doi, Bac da cong hien cho dat nuoc. Tu khi ra di voi hai ban tay trang, Bac chi duoc ve tham que 2 lan. Oi! That vi dai! That tu hao cho dan toc khi co mot vi lanh tu nhu Bac!

Bình luận (0)
Lê Thị Bích Lan
Xem chi tiết
Linh Phương
20 tháng 10 2016 lúc 18:38

Ngày 14-6-1957, Bác Hồ về thăm quê – làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sau hơn 50 năm xa quê.

Nghe tin ngày mai Bác về, dân làng thao thức. Mọi người đều nghĩ tới ngày đón người con của quê hương nhưng cũng là vị Chủ tịch nước chắc phải thật long trọng.

Sáng ấy, Bác về với bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su quen thuộc. Hình ảnh ấy xua tan cái cảm giác xa cách nửa thế kỉ, trái lại bà còn cảm thấy gần gũi, thân thiết lạ thường như mới gặp Bác ngày hôm qua vậy. Bác vẫy tay cất tiếng chào mọi người. Một chú mời Bác vào nhà tiếp khách mới xây ở gần nhà Bác, nhưng Bác ngăn lại:

– Tôi xa nhà, xa quê đã lâu, nay mới có dịp về, tôi phải về thăm nhà đã, còn đây là nhà tiếp khách để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu.

Ngôi nhà Bác Hồ nhắc tới là ngôi nhà năm gian được xây dựng từ năm 1901. Chú cán bộ hướng dẫn Bác đi vào ngõ cạnh nhà ngang. Chiếc cổng tre gắn một tấm biển nhỏ: “Nhà Bác Hồ”. Bác cười vui:

– Đây là nhà cụ phó bảng (1) chứ có phải nhà Bác Hồ đâu!

Bác ngập ngừng trong giây lát rồi thong thả dọc theo hàng rào bước tiếp đến góc của mảnh vườn rồi rẽ ra tay phải dọc theo hàng rào râm bụt ở trước ngôi nhà. Bác nhẹ tay vạch rào râm bụt đi thẳng vào sân, vừa đi bác vừa nhắc chú cán bộ địa phương:

– Các chú mở lối đi đằng ấy sai rồi. Cổng cụ nhà phó bảng ở hướng đông này chứ!

Bác đứng giữa sân, nhìn quanh rồi lần lượt chỉ cho mọi người biết, trong vườn này ngày xưa chỗ nào là cây ổi, chỗ nào là cây thanh yên. Bác đi một lượt từ nhà trên xuống nhà dưới. Bác lại đi ra ngỗ, nhìn quanh chòm xóm, nhìn ra núi Chung, nơi xưa kia Bác thường chơi thả diều.

Một cụ già chờ Bác ở ngõ, Bác lên tiếng hỏi ngay:

– Có phải ông Điền không?

– Vâng… anh Côông (2)… Bác, Bác Hồ!

Bác nhanh nhẹn bước tới, nắm cánh tay ông cụ đang run run vì cảm động. Bác hỏỉ:

– Anh Điền, anh vẫn khỏe chứ!

Cụ già đó chính là ông Điền, người bạn thời niên thiếu của Bác, đã từng cùng nhau đi câu cá, đi thả diều. Hai tiếng “anh Điền” làm cho cụ già cảm động. Trước mắt cụ vẫn là người bạn năm xưa dù Bác đã trò thành Chủ tịch nước.

Bác nói với bà con dân làng:

“Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi, mà chỉ thấy mừng. Bởi vì khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nò lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân ta đã được tự do”.

Nói rồi Bác đọc câu thơ:

Quê hương nghĩa nặng tình cao

Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.

Bạn tham khảo bài này nha!

Bình luận (5)
Thảo Phương
20 tháng 10 2016 lúc 21:00

Ngày 14-6-1957 Bác Hồ về thăm quê, làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sau hơn 50 năm xa quê.
Nghe tin ngày mai Bác về, dân làng thao thức. Mọi người đều nghĩ ngày đón người con của quê hương nhưng cũng là đón vị Chủ tịch nước chắc phải thật long trọng.
Sáng ấy, Bác về với bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su quen thuộc. Hình ảnh ấy đã xua tan cái cảm giác xa cách nửa thế kỷ, trái lại bà con cảm thấy gần gũi, thân thiết lạ thường như mới gặp Bác ngày hôm qua vậy. Bác vẫy tay cất tiếng chào mọi người. Một chú mời Bác vào nhà tiếp khách mới xây ở gần nhà Bác, nhưng Bác ngăn lại:
-Tôi xa nhà, xa quê đã lâu, nay mới có dịp về, tôi phải về thăm nhà đã, còn đây là nhà tiếp khách để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu!
Ngôi nhà mà Bác Hồ nhắc tới là ngôi nhà năm gian được xây dựng năm 1901. Chú cán bộ hướng dẫn Bác đi vào ngõ cạnh nhà ngang. Chiếc cổng tre gắn một tấm biển nhỏ: “nhà Bác Hồ'', Bác cười vui:
-Đây là nhà cụ phó bảng chứ có phải nhà Bác Hồ đâu!
Bác ngập ngừng trong giây lát rồi thong thả dọc theo hàng rào bước đến góc của mảnh vườn rồi rẽ tay phải dọc theo bờ rào râm bụt ở trước ngôi nhà chính. Bác nhẹ tay vạch rào râm bụt đi thẳng vào sân, vừa đi Bác vừa nhắc chú cán bộ địa phương:
-Các chú mở lối đi đằng này sai rồi. Cổng nhà cụ phó bảng ở hướng đông này chứ !
Bác đứng ở giữa sân, nhìn quanh rồi lần lượt chỉ cho mọi người biết, trong vườn này, ngày xưa chỗ nào là cây ổi, chỗ nào là cây thanh yên. Bác đi một lượt từ nhà trên xuống nhà dưới. Bác lại đi ra ngõ nhìn quanh chòm xóm,nhìn ra núi Chung nơi xưa kia Bác thường chơi thả diều.
Một cụ già chờ Bác ở ngõ, Bác lên tiếng hỏi ngay:
-Có phải ông Điền không?
-Vâng ...anh Côông...Bác, Bác Hồ !
Bác nhanh nhẹn bước tới, nắm lấy tay ông cụ đang run run vì cảm động, Bác hỏi:
-Anh Điền, anh vẫn khoẻ chứ?
Cụ già đó là ông Điền,người bạn thời niên thiếu của Bác, đã từng cùng nhau đi câu cá, đi thả diều. Hai tiếng "anh Điền" làm cho cụ già cảm động. Trước mặt cụ bây giờ vẫn là người bạn năm xưa dù Bác đã trở thành chủ tịch nước.
 

 

Bác nói với bà con dân làng:
"Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng, tủi tủi. Nhưng tôi không thấy tủi, mà chỉ thấy mừng. Bởi vì khi tôi ra đi nhân dân ta còn nô lệ,bị bọn phong kiến, đế quốc đè đầu, cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do".
Nói rồi Bác đọc câu thơ:
Quê hương nghĩa trọng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình
.
(Theo đồng chí Vũ Kỳ)
Thưa quý vị và các bạn đồng nghiệp! Qua câu chuyện Quê hương nghĩa nặng tình sâu, ta cảm nhận ở Bác một phong cách sống hết sức giản dị, đời thường, một con người luôn quan tâm đến người khác; và nổi bật hơn hết là tình cảm nhớ thương da diết quê nhà. Những Làng Chùa quê mẹ, làng Sen quê cha, đỉnh núi Chung, hàng rào râm bụt trước nhà, vườn cây ăn trái, tình bạn thả diều, câu cá thuở thiếu thời… Tất cả được in sâu trong kí ức của Người và cho đến trước lúc đi xa, Bác vẫn day dứt khôn nguôi nỗi niềm thương nhớ, vẫn đau đáu muốn nghe 1 câu hò, điệu ví quê hương…

Quê hương nghĩa trọng tình cao. 50 năm ấy biết bao nhiêu tình”. Không chỉ là 50 năm mà là cả đời mình, Bác đã dành trọn để thấy đất nước được giải phóng, nhân dân được tự do và quê hương được thanh bình. Bôn ba khắp bốn bể 5 châu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng những gì là hương vị quê hương, là bản sắc dân tộc, Bác luôn trân trọng, ghi nhớ và tự hào. Hòa nhập chứ không hòa tan, tư tưởng của Bác là kim chỉ nam để Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập cùng thế giới.

Kính thưa Quý vị ! Bác Hồ đã mãi mãi đi xa nhưng, tình yêu quê hương sâu nặng, lòng nhân ái bao la của Bác sẽ mãi là ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn mỗi thế hệ người Việt, và soi đường để chúng ta tiếp bước theo Người.

Noi gương Bác, chúng ta quyết tâm xây dựng quê hương đất nước ngày càng phát triển, giàu đẹp, xứng đáng với sự hy sinh của các thế hệ cha anh…Tôi may mắn là một giáo viên gắn bó với sự nghiệp trồng người, tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác luôn là bài học sâu sắc giúp tôi tu dưỡng, hoàn thiện bản thân để nêu gương sáng cho học sinh. Trong mỗi bài giảng, mỗi giờ lên lớp tôi đều kết hợp vừa truyền thụ tri thức văn hóa vừa bồi dưỡng tâm hồn tình cảm cho các em; giáo dục cho các em biết yêu thương, quí trọng tình cảm gia đình, bạn bè, thầy cô, tình làng nghĩa xóm, biết trân trọng, gìn giữ những phong tục tập quán tốt đẹp của quê hương, tự hào và phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc; không chạy theo lối sống lai căng, xa lạ….Từ đó hình thành và bồi dưỡng cho các em tình yêu đất nước, tình yêu con người . Đó cũng chính là việc làm cụ thể, thiết thực để những bài học về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thực sự đi vào cuộc sống, góp phần thực hiện thành công cuộc vận động “Học và làm theo tấm gương đạo đức HCM” do bộ chính trị phát động.

Bình luận (0)
Lê Ánh
8 tháng 11 2016 lúc 20:49

uê hương là gì hở mẹ Ai đi xã cũng nhớ nhiều. Đỗ Trung Quân Trong trái tim mỗi chúng ta đều có một phần không nhỏ dành cho quê hương. Ra đi tìm đường cứu nước với một mong muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được độc lập, nhân dân được tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, được học hành, Hồ Chí Minh luôn canh cánh một nỗi lòng thương nhớ quê hương da diết. Ba mươi năm sống và hoạt động ở nước ngoài cũng là ba mươi năm hình ảnh quê hương đất nước đồng hành cùng với Bác. Bác nhớ quê hương đất nước đến từng nắm đất, gốc cây, bụi cỏ, lối đi, từng lời ru của mẹ, câu hát ví dặm quê nhà…Một đêm ở đất nước Thái Lan xa xôi, Người thốt lên: “Xa nhà chốc mấy mươi niên. Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Năm 1941, sau ba mươi năm xa Tổ quốc, khi đặt bước chân đầu tiên lên biên giới Việt Nam – Trung Quốc tại cột mốc 108, Người đã cúi xuống hôn lên đất mẹ. Ai đã từng chứng kiến cảnh ấy chắc không tránh khỏi sự cảm thương sâu sắc. Năm 1957, sau bốn mươi năm trở về thăm quê hương, Bác vẫn nhớ lại và đi theo con ngõ cũ vào nhà mình ở Làng Sen và không quên nhắc nhở mọi người về con đường ấy dù bấy giờ nó đã biến thành mảnh vườn trồng vừng, lạc, đỗ. Về đến nhà mình, Bác đứng tần ngần hồi lâu như muốn thu toàn bộ cảnh quan vào đôi mắt. Người chỉ cho những người đi theo đâu là nơi trồng cây ổi, chỗ nào có cây thanh yên, vị trí của từng cây mít, cây bưởi, hàng cau…Đi vào nhà lớn, Bác chỉ cho mọi người vị trí của từng đồ vật trong nhà từ những vật dụng nhỏ nhất như cái võng đay, khung cửi của mẹ, cái rương gỗ đựng thóc, cái tủ hai ngăn đựng chén bát…đến những vật dụng lớn khác của gia đình như vị trí của bộ phản nơi bố của Bác - ông Nguyễn Sinh Sắc tiếp khách, nơi để bàn thờ, phòng ở và các đồ dùng cá nhân của chị em Bác…Tạm biệt ngôi nhà thân thương, tạm biệt quê hương yêu dấu Bác nói: Tôi xa quê đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng, tủi tủi. Nhưng tôi không tủi mà chỉ thấy mừng. Bởi, khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân đã được tự do. Quê hương nghĩa nặng tình cao. Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình. Nghĩa tình sâu nặng với quê nhà luôn theo Người đi suốt cuộc hành trình của mình. Người nhớ rành rọt từng câu, từng lời, từng địa danh quê hương. Khi nghe chị Minh Huệ, diễn viên đoàn văn công Quân Khu IV hát điệu ru em, dân ca Miền Trung theo lời cổ, nhân dịp mừng thọ Bác bảy mươi chín tuổi, Bác đã sửa lại cho chị từng chữ, từng địa danh. Từ việc đổi chữ “mẹ” thành chữ “mạ” trong câu “Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu” đến “mua cau Cam Phổ” chứ không phải “mua cau chợ Sải” trong câu “Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu. Mua cau chợ Sải, mua trầu chợ Dinh”… Thế mới biết, Bác đã từng đi năm châu bốn biển mấy chục năm trời mà vẫn không quên tên làng, ngõ xóm, từng câu hát ví dặm quê nhà. (Điều Bác Hồ yêu nhất và ghét nhất – NXB Công an nhân dân, H.2004, tr 140-141). Giây phút lâm chung, Người cũng chỉ mong muốn được nghe một đôi khúc dân ca. Tình yêu quê hương còn theo Người đến từng món ăn, lắng đọng trong từng âm điệu của giọng nói. Trong bữa ăn hàng ngày, món mà Người yêu thích nhất vẫn là tương, nhút, cà. Đây là những món ăn truyền thống của quê hương. Dù ở đâu, giữ cương vị nào, là chiến sỹ cộng sản quốc tế hay Chủ tịch nước, Bác vẫn giữ nguyên chất giọng nằng nặng, trầm ấm, vang vọng của xứ Nghệ. Nhà vật lý học Pascal đã từng nói: “Có thể bắt con người ra khỏi quê hương, nhưng không thể bắt quê hương ra khỏi con người”. Bác của chúng ta là vậy, luôn giữ nguyên chất Nghệ, từ món ăn đến lời nói, từ suy nghĩ đến tính cách. Tuy nhiên, Người cũng hiểu bên cạnh những truyền thống quý báu, mang đặc trưng văn hóa xứ Nghệ như đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó; đoàn kết, kiên cường trong đấu tranh; thông minh, nhẫn nại; có ý chí… người Nghệ vẫn còn những hạn chế khó tránh khỏi như: tâm lý nông dân, manh mún, hẹp hòi; tiết kiệm quá thành hà tiện; kém năng động; bảo thủ, quan liêu, duy ý chí…nên không quên nhắc nhở những người con của xứ Nghệ biết phát huy truyền thống tốt đẹp và cố gắng khắc phục hạn chế để vươn lên. Yêu quê hương da diết, nhưng theo các đồng chí cán bộ cùng làm việc với Bác và các đồng chí cán bộ lãnh đạo Tỉnh nhà chưa bao giờ Bác trực tiếp hay gián tiếp lưu ý Đảng, các bộ, ngành, Trung ương ưu ái cho quê hương của mình cả. Trái lại, Bác luôn “Mong đồng bào và đồng chí tỉnh nhà ra sức phấn đấu mau trở thành một trong những tỉnh khá nhất” (Thư Bác ngày 21/07/1969 gửi Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ - Tĩnh). Đồng thời Bác không quên nhắc nhở: “Cán bộ, đảng viên, đoàn viên thanh niên và toàn thể đồng bào Nghệ - Tĩnh cần đoàn kết chặt chẽ, phấn đấu thi đua xây dựng Nghệ An và Hà Tĩnh thành hai tỉnh gương mẫu, xứng đáng là quê hương Xô Viết anh hùng”. Vâng lời Bác, những người con xứ Nghệ hôm nay đang ra sức phấn đấu phát huy truyền thống quê hương cách mạng ...để phát triển nhanh và bền vững trong những năm tới, đưa Nghệ An trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực. Đó là mục tiêu, nhiệm vụ của Nghệ An được thông qua tại Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVII và cũng là tâm nguyện của Bác với quê hương.

Bình luận (0)
Mai Thị Kim Liên
Xem chi tiết
Mai Kim Khánh
30 tháng 10 2016 lúc 17:30

Bài thơ nói lên tình cảm gắn bó vô cùng sâu sắc của Bác Hồ đối với quê hương. Xa quê từ những năm Người còn là một chàng thanh niên, cho đến ngày là Chủ tịch của đất nước nhưng Bác vẫn nhớ rõ, nhớ rất rõ bà con ở quê nhà. Bác vẫn nhớ con đường dẫn vào nhà nội, nhớ ở nơi đây có cây ổi ngọt sai quả... Bác vẫn nhớ ngôi nhà tranh đơn sơ, nơi Người đã được sinh ra và lớn lên... Bác vẫn nhớ, nhớ tất cả...

 

Bình luận (6)
Đỗ Thuỳ Linh
31 tháng 10 2016 lúc 21:51

Bác yêu quê hương tha thiết, sâu nặng. Dù xa quê rất lâu nhưng người vẫn luôn nhớ tất cả những gì gần gũi, thân thuộc nhất của quê nhà và dành tình cảm đặc biệt cho nhân dân ở quê hương.

Bình luận (2)
dương mai hoàng lan
Xem chi tiết
trần thị xuân mai
7 tháng 11 2016 lúc 19:50

tình cảm của BÁC HỒ :tha thiết , sâu đậm, thiêng lêng , cao quý, tình yêu quê hương tha thiết ngậm ngùi

Bình luận (0)
Huỳnh Ngọc Quỳnh Hoa
Xem chi tiết
songokulenam
10 tháng 11 2016 lúc 21:22

bác hồ rất yêu quê hương

Bình luận (1)
Trần Anh Khoa
15 tháng 11 2016 lúc 20:13

CỨU VOI HEO !!!!!!!!!hum

  
  
  

 

Bình luận (2)
Thuỳ linh*
Xem chi tiết
Hoàng Nguyên
Xem chi tiết
Hoa Nguyễn Mỹ
Xem chi tiết
sky12
4 tháng 3 2023 lúc 15:38

"Tĩnh dạ tứ" của tác giả Lý Bạch 

Bình luận (0)
trần vũ hoàng phúc
3 tháng 3 2023 lúc 21:23

+ Cây tre Việt Nam 

Tác giả:Thép Mới

+ Cô Tô 

Tác giả:Nguyễn Tuân

+ Sông Nước Cà Mau 

tác giả:Đoàn Giỏi

Bình luận (0)
Thánh Trở Lại
Xem chi tiết
Quân Vũ
15 tháng 11 2016 lúc 21:46

Tinh cam Yêu Thiên nhien Xen lan Tinh cam Yêu que huong Của tac gia

Bình luận (0)
SKY
22 tháng 10 2017 lúc 16:25

Tình cảm yêu thiên nhiên xen lẫn tình cảm yêu quê hương của Bác Hồ

Bình luận (0)